

- Tâm trạng, cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn mua sắm của bạn.
- Tiền bạc và những món đồ bạn mua luôn mang một giá trị biểu tượng đối với bạn.
Đầu tiên, bạn cần xác định xem tâm trạng của mình ra sao mỗi khi rút vi mua đồ. Bạn làm vậy để lấp đầu nhu cầu cảm xúc gì? Có phải bạn đang tìm kiếm cảm giác thỏa mãn không? Hay đó chỉ đơn giản là một cách để giảm bớt lo lắng?
Tiếp theo, hãy nhìn lại các thứ đã mua và lý do mua chúng. Bạn có phải kiểu người thường trả tiền ăn trưa cho mọi người, hay sở hữu những món đồ thời thượng nhất?
Hiểu rõ cảm xúc và nguyên nhân kích thích thói quen mua sắm sẽ giúp bạn nhận biết khi nào mình dễ “vung tay quá trán” và dừng lại trước khi quá muộn.

Tạm nghỉ mua sắm
Những lần mua sắm bốc đồng, dù chỉ là vài thứ đồ linh tinh, có thể không đáng kể tại thời điểm đó, nhưng về lâu sẽ rất tốt kém.
“Để cắt giảm chi phí, tôi đặt ra nguyên tắc 24 tiếng đối khi đi mua sắm. Nói ‘không’ thì khó, mà nói ‘có’ lại là bản năng. Tuy nhiên, nếu nói ‘Tôi sẽ mua nó vào ngày mai’, bạn sẽ dễ dàng đi khỏi quầy thanh toán hoặc tắt trang web mua sắm”, Amanda hướng dẫn.
Khoảng thời gian này có thể dùng để suy nghĩ về món đồ bạn định mua, xem nó có thực sự cần thiết hay không. Nhờ đó, bạn sẽ không mua sắm một cách bốc đồng.
Xác định mục tiêu mua sắm rõ ràng
Theo Điều tra Sức khỏe Tài chính gần đây của Prudential, một nửa số người được hỏi cảm thấy sự chuyển dịch tài chính là cố định. Họ nghĩ rằng dù tương lai ra sao, họ cũng không có khả năng thay đổi tình hình tài chính của mình.
Cách tốt nhất để đảo ngược tư duy chán nản này là hình dung ra tương lai mà bạn mong muốn, rồi đặt mục tiêu để đạt được nó. Một khi đã cắt giảm chi tiêu, bạn sẽ làm gì với số tiền đó?
Bạn nên viết 3 mục tiêu hàng đầu ra giấy, rồi dán chúng ở nơi bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày. Khi bạn được nhắc nhở liên tục về các mục tiêu, việc từ bỏ những thói quen chi tiêu quen thuộc sẽ không còn tẻ nhạt nữa mà tích cực hơn.
Amanda lấy ví dụ: “Mục tiêu lớn nhất của tôi là kiếm tiền để nghỉ hưu. Tuy nhiên, tôi chẳng bao giờ liên hệ được với số tiền hưu trí khổng lồ mà các chuyên gia tài chính đề ra. Tôi hiểu phép toán đó, nhưng số tiền đó nằm ngoài hệ quy chiếu của tôi, nên trông nó khá là trừu tượng”.
Do đó, chuyên gia trị liệu tài chính này đã tạo ra “ngân sách nghỉ hưu” hàng tháng, bằng cách hình dung nơi mình muốn sống, điều mình muốn làm và các chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
“Điều này giúp những con số ‘khổng lồ’ kia trở nên gần gũi hơn”, cô nói. “Kể từ đó, tôi dễ dàng điều chỉnh hành vi chi tiêu của mình để tiết kiệm tiền và đầu tư thêm, nhằm có đủ số tiền cần thiết khi đến tuổi về hưu”.

Dành thời gian để tìm hiểu về tiền bạc
Khi gặp rắc rối về chi tiêu, chúng ta thường chọn cách phớt lờ chúng. Bạn sẽ không xem hóa đơn hay sao kê ngân hàng cho đến khi thực sự cần thiết. Điều này chỉ giúp bạn nhẹ nhõm một lúc, nhưng sẽ dẫn đến lo lắng về lâu dài.
“Trải qua nhiều chuyện, tôi đã nhận ra rằng càng dành nhiều thời gian tìm hiểu tiền bạc, bạn sẽ càng tự tin và có khả năng thay đổi tư duy chi tiêu của mình”, Amanda chia sẻ.
Để khích lệ bản thân, bạn hãy coi việc rà soát chi tiêu là một cuộc hẹn hò hàng tuần, thay vì việc phải làm. Hãy biến thói quen này thành một trải nghiệm đáng trông đợi, bằng cách kết hợp với các sở thích cá nhân, chẳng hạn như xem phim, nghe nhạc, gọi đồ ăn bên ngoài,...
Làm quen với “tự động hóa”
Trong quá trình thay đổi thói quen chi tiêu, bạn có thể loại bớt rủi ro mua sắm bằng cách sử dụng dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động và gửi tiết kiệm tự động.
Bạn cần đảm bảo rằng mình sẽ hoàn thành các ưu tiên hàng đầu vào đầu tháng, hoặc khi mới có lương, để không phải lo lắng quá nhiều về các quyết định mua sắm hàng ngày.
“Tôi thích chiến lược này, bởi nó đem đến bức tranh toàn cảnh về thu nhập mỗi tháng và cho phép bạn chi tiêu mà không cần cảm thấy tội lỗi”, Amanda nói.