

Như người ta đã nói, đau khổ cũng là một may mắn. Những người thông minh có thể học hỏi để khôn ngoan từ trong những lần chịu thiệt thòi và đau khổ. Thân ở trong nghịch cảnh, phải tự nói với mình rằng, có đắng cay mới có ngọt bùi, đấy là nhân sinh.
04. Điều thứ tư: Luôn rèn luyện hai loại sức mạnh, sức mạnh của tư tưởng và sức mạnh của công cụ.
So với động vật, con người giỏi hơn trong việc làm chủ tư duy và học cách tận dụng các công cụ dụng cụ để đạt được mục tiêu của mình. Lịch sử xã hội loài người cho đến nay là lịch sử phát triển của năm phương thức sản xuất. Sự thay đổi của xã hội gắn liền với sự thay đổi của các công cụ lao động, từ quá trình săn bắn hái lượm, cho đến kinh tế hiện đại với các trang thiết bị, máy móc công nghệ cao.
Bạn càng biết cách làm chủ hai loại sức mạnh này thì càng có năng lực để thay đổi và cải cách chính cuộc sống của mình.
05. Điều thứ năm: Theo đuổi hai sự nhất quán, một là giữa sở thích với sự nghiệp, hai là giữa tình yêu với hôn nhân.
Người xưa có câu: “Tri hành hợp nhất”, tức là không chỉ biết, mà còn phải thực hành. Tâm lý học hiện đại cũng tin rằng, chỉ những người có sự nhất quán về nhận thức và cảm xúc, ý chí và hành vi, biết phối hợp với nhau mới có tinh thần khỏe mạnh. Trong ngoài bất nhất thường dẫn đến tình trạng tinh thần rối ren, mệt mỏi và âu lo.
06. Điều thứ sáu: Chắp lấy đôi cánh bằng hai thứ, lý tưởng và kiên trì.
Những điều tốt đẹp đến với ai tin tưởng. Những điều tốt hơn thế đến với ai kiên nhẫn. Và những điều tốt nhất sẽ đến với người không bỏ cuộc. Phải biết rằng, lòng kiên nhẫn và thời gian làm được nhiều thứ hơn là sức mạnh và sự nhiệt huyết.

07. Điều thứ bảy: Xây dựng hai trụ cột, khoa học và nhân văn.
Nhà bác học Einstein từng nói: "Nếu nghiên cứu khoa học teo đi, đời sống tinh thần của đất nước ngừng trệ và do đó bao khả năng tiến bộ tương lai tan thành mây khói."
Câu nói này luôn đúng cho dù áp dụng vào đối tượng nào. Dù là cả quốc gia hay mỗi cá nhân đều cần có một tinh thần khoa học. Nhờ có nó, chúng ta mới không tự mãn vì hiểu biết của mình và ngừng sưu tầm các kiến thức mới, đẩy sự phát triển cá nhân tới giới hạn.
Cùng với đó là trụ cột về nhân văn để giúp ta biết cách làm người, tôn trọng người khác để nhận được sự tôn trọng cho chính mình.
08. Điều thứ tám: Bảo vệ hai tài sản quý giá, một là thói quen tập luyện và hai là sự lạc quan.
Tập thể dục không nhất thiết phải bỏ tiền tại những trung tâm thể hình đắt đỏ, với các huấn luyện viên và vô số bài tập nặng nề. Đôi khi, bạn chỉ cần chọn cho mình một môn thể thao ưa thích như bóng đá, cầu lông… hoặc đi dạo, chạy bộ và tập thể dục ngoài công viên. Đó là những thói quen có thể rèn luyện sức khỏe dễ dàng nhất.
Đừng quên trau dồi thái độ lạc quan và suy nghĩ tích cực. Ví dụ, hãy nghĩ rằng, mình còn được đánh thức bởi đồng hồ báo thức vào buổi sáng có nghĩa là chưa thất nghiệp; lời nhận xét gay gắt của người khác tức là vẫn có ai đó đang chú ý đến mình.
09. Điều thứ chín: Hãy nhớ hai bí mật, một là bí quyết để khỏe mạnh nằm ở buổi sáng, hai là bí quyết thành công nằm ở buổi tối.
Tập thể dục, thư giãn và nạp năng lượng tích cực vào buổi sáng. Đọc sách, suy ngẫm và viết nhật ký đúc rút kinh nghiệm vào ban đêm. Albert Einstein từng nói: “Điểm khác biệt giữa con người nằm ở khoảng thời gian rảnh rỗi của mỗi cá nhân." Hãy sử dụng chúng theo cách giá trị nhất.
10. Điều thứ mười: Theo đuổi hai điểm cực hạn: một là tiềm năng, hai là tuổi thọ.
Hãy dành cả cuộc đời để khám phá giới hạn tiềm năng của bản thân nằm ở đâu và không ngừng không nghỉ trên chặng đường kéo dài tuổi thọ.